Những điều cần biết về mức độ nguy hiểm của các biến thể virus SARS-CoV-2 mới nhất tại Việt Nam
Tính đến thời điểm hiện tại, thế giới đã phát hiện khoảng hơn 28 nghìn đột biến trên gen của virus SARS-CoV-2. Trong số đó có một số đột biến cực nguy hiểm có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Riêng tại Việt Nam, tính đến tháng 5/2021 vừa qua đã xuất hiện tổng cộng ba biến thể đáng quan ngại.
Ba biến thể nguy hiểm của SARS-CoV-2 tại Việt Nam
Chỉ riêng từ tháng 04-05/2021, Việt Nam đã tăng 3.294 ca nhiễm mới. Điều này xuất hiện khi Việt Nam ghi nhận các biến chủng của SARS-CoV-2 tại Anh và Ấn Độ. Đặc biệt, các chủng này có tốc độ lây lan rất cao, đồng thời có khả năng lẩn trốn hệ miễn dịch khiến nguy cơ mắc bệnh cao hơn bao giờ hết.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chia các biến thể của SARS-CoV-2 thành hai nhóm:
- Biến thể đáng quan tâm (VOIs): Đây là loại biến thể gây lây lan trong cộng đồng, khiến chùm ca xuất hiện và có mặt ở nhiều quốc gia.
- Biến thể đáng quan ngại (VOCs): Đây là biến thể làm tăng khả năng lây lan và khiến tình hình dịch tễ Covid-19 biến đổi một cách tiêu cực. Biến thể này không chỉ gây nguy hiểm cho người bệnh mà còn làm giảm hiệu quả của các phương pháp xét nghiệm, trị liệu hiện hành.
Tại Việt Nam, có ba biến thể đáng quan ngại: biến thể B.1.1.7 (Anh) và biến thể B.1.351 (Nam Phi) được ghi nhận vào tháng 10-2020 từ những công dân về nước từ Anh; biến thể B.1.617 (Ấn Độ) từ ổ dịch Yên Bái, Hà Nam. Chúng làm cho tình hình dịch tễ của Việt Nam trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết và đòi hỏi gia tăng mức kiểm soát, đối phó dịch bệnh.
Riêng biến thể B.1.1.7 ở Anh có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm đến hơn 70% so với các biến thể khác. Với các biến thể cũ, trung bình một người bệnh có thể lây lan cho 2-4 người. Nhưng với biến thể Anh, trung bình một người bệnh lây lan cho tận 7 người. Cả biến thể Anh và biến thể Brazil đều khiến bệnh chuyển biến xấu và gia tăng tỷ lệ tử vong.
Ở thời điểm hiện tại, các phương thức xét nghiệm và kiểm soát bệnh vẫn chưa bị ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, không thể loại trừ trường hợp các đột biến gen sẽ tiếp tục xảy ra và ảnh hưởng đến hiệu quả xét nghiệm trong tương lai, xuất hiện tình trạng âm tính giả và làm mất kiểm soát tình hình dịch bệnh.
Đối với các vaccine Covid-19, những chủng đột biến mới hiện không làm mất hoàn toàn hiệu lực. GS, TS Phan Trọng Lân – Viện trưởng Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh:
“Những biến đổi hoặc đột biến của virus sẽ không làm cho vaccine mất hoàn toàn tác dụng. Trong trường hợp bất kỳ loại vaccine nào được chứng minh là kém hiệu quả hơn đối với một hoặc nhiều biến thể, thì có thể thay đổi thành phần của vaccine để bảo vệ chống lại các biến thể này. Do đó, việc giám sát các đột biến của virus cũng như tác động của các biến thể mới đối với hiệu quả bảo vệ của vaccine cần được tiếp tục theo dõi, cập nhật và đánh giá”.
Tuân thủ 5K – Bốn tại chỗ quyết tâm đẩy lùi đại dịch Covid-19
Ở thời điểm hiện tại, phương pháp cắt đứt đường lây truyền, cách ly y tế vẫn là những phương pháp hữu hiệu nhất trong phòng chống Covid-19. Vì vậy, toàn bộ người dân phải nâng cao ý thức, trách nhiệm chung sức đẩy lùi dịch bệnh, nghiêm túc thực hiện khẩu hiệu và phương châm của Nhà nước:
- 5K: Khẩu trang – Khử khuẩn – Không tụ tập – Khoảng cách 2m – Khai báo y tế.
- Bốn tại chỗ: Chỉ huy tại chỗ – Lực lượng tại chỗ – Phương tiện, vật tư tại chỗ – Hậu cầu tại chỗ.
Bệnh viện Tai Mũi Họng Quân dân 102 luôn nghiêm túc tuân theo chỉ thị của Nhà nước, thực hiện đầy đủ quy định phòng chống dịch trong khám chữa bệnh. Hy vọng người bệnh hãy cùng đồng hành với Quân dân 102 quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh, cùng đất nước và thế giới vượt qua đại dịch AN TOÀN, KHỎE MẠNH.
Mọi thông tin về dịch vụ thăm khám trực tuyến và điều trị trực tiếp, người bệnh có thể liên hệ theo hotline 0888.598.102 (Hà Nội) hoặc 0888.698.102 (Hồ Chí Minh).
The post Những điều cần biết về mức độ nguy hiểm của các biến thể virus SARS-CoV-2 mới nhất tại Việt Nam appeared first on Bệnh viện Tai Mũi Họng Quân Dân 102.
Nhận xét
Đăng nhận xét