TOP 12 thuốc chữa viêm họng tốt nhất hiện nay và lưu ý sử dụng

Thuốc chữa viêm họng nào giúp người bệnh nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng khó chịu? Trên thị trường đang có rất nhiều loại thuốc được biết đến với công dụng trị viêm họng hiệu quả. Người bệnh cảm thấy khó khăn trong việc sử dụng vì không biết loại thuốc nào tốt. Để giúp các bạn rõ hơn về các phương thuốc, chúng tôi tổng hợp những loại thuốc tây trị viêm họng tốt nhất hiện tại.

Thuốc chữa viêm họng
Thuốc chữa viêm họng

Tổng hợp các loại thuốc chữa viêm họng hiệu quả nhất

Dưới đây là các tên thuốc mà người bệnh có thể sử dụng trong các đơn thuốc chữa bệnh viêm họng do bác sĩ kê đơn.

Thuốc kháng sinh Amoxicillin

Kháng sinh là loại thuốc không thể thiếu trong đơn thuốc của người bệnh bị viêm họng. Amoxicillin được sử dụng rất phổ biến, thuốc giúp giảm hiệu quả các triệu chứng bệnh lý do vi khuẩn gây nên như: Viêm amidan, viêm họng, viêm màng não, nhiễm khuẩn sản khoa, viêm tai giữa,…

Liều lượng sử dụng:

  • Đối với trẻ em và người trưởng thành nặng trên 40kg: Liều lượng được phép sử dụng trong ngày là 750mg – 3g. Thuốc chia đều cho các lần uống mỗi ngày.
  • Đối với trẻ em cân nặng dưới 40kg: Liều lượng phù hợp nhất là từ 20 đến 50mg trong ngày. Thuốc cũng chia thành các bữa nhỏ để uống.

Lưu ý: 

  • Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ cho bệnh nhân gồm: Buồn nôn, nổi mề đay, tiêu chảy, vàng da, viêm gan, chóng mặt, hoặc co giật. 
  • Nếu cơ thể người bệnh bị mẫn cảm với nhóm thuốc Beta-lactam, tuyệt đối không sử dụng Amoxicillin.
Kháng sinh Amoxicillin
Kháng sinh Amoxicillin

Thuốc Cephalexin

Cũng giống như thuốc Amoxicillin, Cephalexin là thuốc kháng sinh thường sử dụng trong các đơn thuốc viêm họng. Thuốc thuộc nhóm kháng sinh Beta-lactam, hoạt động theo cơ chế ức chế sự phát triển của những vi khuẩn bám trong cổ họng. 

Đồng thời, Amoxicillin làm giảm các triệu chứng viêm họng nhanh chóng. Có thể sử dụng thuốc chữa viêm họng cho trẻ nhỏ và người trưởng thành.

Liều lượng sử dụng: 

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi uống 500mg/lần, mỗi ngày uống 3 lần.
  • Trẻ nhỏ dưới 12 tuổi uống ngày 3 lần, mỗi lần tương đương 250mg thuốc.
  • Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi uống 125mg mỗi lần và cũng sử dụng 3 lần trong ngày.

Lưu ý: 

  • Thuốc có thể gây ra tác dụng phụ như: Tiêu chảy, chóng mặt, sưng mặt, sưng môi. 
  • Không dùng thuốc cho bệnh nhân bị bệnh liên quan đến đường ruột, bệnh nhân suy thận hoặc suy dinh dưỡng. 

Kháng sinh Penicillin

Khi đặt ra câu hỏi viêm họng dùng kháng sinh gì thì hiệu quả, rất nhiều người bệnh đưa ra gợi ý sử dụng Penicillin. Trong trường hợp bệnh nhân bị viêm họng do virus, vi khuẩn thì Penicillin sẽ được chỉ định để sử dụng. 

Có 2 dạng Penicillin là dạng tiêm – Penicillin.G và dạng uống – Penicillin V. 

Penicillin khi đi vào cơ thể sẽ quá trình hoạt động của vi khuẩn, kháng virus rất nhanh. Các triệu chứng viêm họng của người bệnh vì thế mà thuyên giảm nhanh chóng. Dựa theo tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ lựa chọn Penicillin dạng tiêm hoặc uống.

Liều lượng sử dụng:

  • Người bệnh uống Penicillin từ 125 – 250mg mỗi lần uống. Cách tối thiểu 6 – 8 giờ đồng hồ sẽ uống lượt tiếp theo.

Lưu ý: 

  • Các tác dụng phụ của thuốc mà người bệnh có thể gặp phải: Đau dạ dày, sốc phản vệ, sưng lưỡi, buồn nôn, tiêu chảy, phát ban. 
  • Thuốc không được phép sử dụng với bệnh nhân bị hen suyễn, rối loạn đông máu, bệnh về thận hay mẫn cảm với thành phần thuốc kháng sinh.
Penicillin cải thiện viêm họng hiệu quả
Penicillin cải thiện viêm họng hiệu quả

Ceftriaxone

Thuốc chữa viêm họng tiếp theo mà người bệnh có thể sử dụng là Ceftriaxone – Một loại thuốc tiêm tĩnh mạch hoặc bắp tay. Thuốc đặc trị cho các trường hợp bệnh nhân bị các bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn: Hô hấp nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn ngoài da,…

Thuốc giúp cơ thể người bệnh ức chế quá trình tổng hợp thành tế bào của các vi khuẩn. Từ đó tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh viêm họng, phục hồi các tổn thương. Vì là thuốc dạng tiêm nên người bệnh cần chú ý không tự ý sử dụng thuốc tại nhà. 

Liều lượng sử dụng:

  • Người có van tim bình thường: Tiêm 2g/ngày (tiêm từ 2 – 4 tuần) đối với người trưởng thành. Trẻ nhỏ sử dụng 100mg/kg/ngày (tiêm từ 2 – 4 tuần).
  • Người có van tim giả: Tiêm 2g/ngày (6 tuần) với người trưởng thành. Trẻ nhỏ tiêm 100mg/kg/ngày (6 tuần).

Lưu ý: 

  • Thuốc kháng sinh Ceftriaxone không sử dụng cho trẻ nhỏ sinh thiếu tháng. Người bị bệnh suy gan, suy thận hay phụ nữ đang mang thai, cho con bú. 
  • Thuốc có thể gây ra tác dụng phụ: Tiểu ra máu, tiêu chảy, sốt, chóng mặt, nổi ban đỏ, rối loạn đông máu, viêm tĩnh mạch.

Thuốc Azithromycin

Đơn thuốc trị viêm họng của các bệnh nhân cũng có thể xuất hiện kháng sinh Azithromycin. Loại kháng sinh này cũng khá phổ biến, được sử dụng với mục đích cản trở sự phát triển của các vi khuẩn có hại tại vòm họng. Thuốc giúp kiểm soát triệu chứng viêm họng cũng như hạn chế tối đa tình trạng nhiễm trùng lây lan rộng.

Ngoài công dụng điều trị viêm họng, Azithromycin còn giúp đẩy lùi các triệu chứng của bệnh viêm amidan, viêm phổi, viêm phế quản hay viêm xoang. Người bị nhiễm trùng mắt hay nhiễm khuẩn da cũng cần sử dụng loại thuốc này.

Liều lượng sử dụng:

  • Người lớn uống 500mg thuốc ngày thứ nhất, từ ngày thứ 2, thuốc giảm liều lượng xuống còn 250mg/ngày.
  • Trẻ nhỏ dưới 17 tuổi uống 12mg/kg mỗi lần, sử dụng liên tục tối đa trong 5 ngày.

Lưu ý: 

  • Không sử dụng thuốc Azithromycin cho trẻ em dưới 2 tuổi. Thuốc không dùng cho bệnh nhân có tiền sử dị ứng với một số thành phần của thuốc kháng sinh. 
  • Người bị viêm họng khi uống Azithromycin có thể gặp các tác dụng phụ sau: Mất vị giác khi ăn uống, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, ngứa âm đạo, tim đập nhanh.
Cách sử dụng Azithromycin
Cách sử dụng Azithromycin

Thuốc chữa viêm họng Clarithromycin

Viêm họng rát cổ uống thuốc gì cho hiệu quả nhanh? Ngoài việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh trên, người bệnh cũng có thể sử dụng Clarithromycin. Các vi khuẩn xâm nhập cổ họng người bệnh gây viêm và đau rát.

Trong trường hợp này, Clarithromycin phát huy tốt khả năng giảm đau, ngứa rát họng, ngăn ngừa nhiễm trùng tiến triển nặng hơn. Clarithromycin được các bác sĩ kê đơn chủ yếu cho các bệnh nhân viêm xoang, viêm tai giữa, viêm họng hoặc viêm phổi cộng đồng. 

Liều dùng:

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi uống 25mg Clarithromycin mỗi lần, uống lần kế tiếp sau 12 giờ. Có thể uống thuốc liên tục trong 10 ngày.
  • Trẻ nhỏ dưới 12 tuổi uống liều lượng 7,5mg/kg, cũng uống lần kế tiếp sau 12h và sử dụng tối đa trong 10 ngày.

Lưu ý: 

  • Không dùng thuốc cho trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi hoặc phụ nữ đang mang thai và cho con bú. Người bị dị ứng với các thành phần của thuốc kháng sinh hoặc bị bệnh thiếu máu cơ tim cũng không được sử dụng.
  • Tác dụng phụ có thể gặp ở thuốc: Buồn nôn, đau bụng trên, nổi mề đay, da bị vàng.

Erythromycin

Liều thuốc trị viêm họng tiếp theo mà người bệnh có thể tham khảo là Erythromycin. Công dụng của thuốc là ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gram âm và gram dương. Điều trị bệnh viêm đường hô hấp, viêm da, mụn trứng cá,…Đồng thời, hỗ trợ làm lành các tổn thương ở niêm mạc họng. 

Người bệnh uống Erythromycin sẽ nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng viêm họng.

Hiện nay, thuốc có 2 dạng sử dụng là thoa ngoài và uống. Tùy thuộc vào bệnh lý  cũng như tình trạng mỗi người mà chúng ta cách sử dụng khác nhau. 

Liều lượng sử dụng: 

  • Người lớn uống từ 250 – 800mg/ngày nếu bị viêm họng nhẹ, trường hợp bệnh nhân bị nặng nên uống 1 – 4g/ngày.
  • Trẻ nhỏ uống khoảng 20 – 50mg/kg/ngày.

Lưu ý: 

  • Trong thời gian uống Erythromycin, người bệnh có thể xảy ra một số phản ứng sau: Tim đập nhanh, buồn nôn, khó thở, tiêu chảy, phát ban, mặt và da ngả vàng.  
  • Thuốc không được sử dụng cho các bệnh nhân bị thiếu máu, bệnh liên quan đến tim hoặc mất cân bằng điện giải.
Erythromycin cải thiện tổn thương niêm mạc họng
Erythromycin cải thiện tổn thương niêm mạc họng

Paracetamol hạ sốt

Uống Paracetamol chính là đáp án cho câu hỏi viêm họng và sốt uống thuốc gì. Triệu chứng phát sốt là biểu hiện thường thấy ở người bệnh bị viêm họng. Ở trường hợp này, người bệnh nên uống Paracetamol để hạ cơn sốt. 

Paracetamol là loại thuốc chỉ có chức năng hạ sốt và giảm đau ở mức nhẹ. Thuốc không có khả năng giúp người bệnh kháng viêm. Để điều trị dứt điểm viêm họng, người bệnh cần phải kết hợp Paracetamol với thuốc kháng sinh. 

Liều lượng sử dụng:

  • Với người trưởng thành và trẻ em trên 12 tuổi: Mỗi lần uống từ 325 – 650mg thuốc, mỗi lần uống cách từ 4 – 6 giờ. 
  • Trẻ em từ 1 – 12 tuổi uống 10 – 15mg/kg mỗi lần. Sử dụng lần tiếp theo sau 4 – 6 giờ.

Lưu ý: 

  • Một số tác dụng phụ của thuốc: Sưng mặt, nổi mề đay, rối loạn tiêu hóa, da ngả vàng, buồn nôn. 
  • Thuốc không dùng cho bệnh nhân bị suy thận hoặc suy gan, bệnh nhân bị thiếu máu nhiều lần.

XEM THÊM:

Terpin codein trị ho

Cùng với các triệu chứng đau rát họng, họng bị ngứa hay phát sốt, ho cũng là triệu chứng tiêu biểu ở người bị viêm họng. Khi kê đơn thuốc, các bác sĩ sẽ thêm vào Terpin Codein có công dụng trị ho hiệu quả. 

Thuốc phát huy tốt công dụng chữa các chứng ho khan, ho gió do người bệnh bị các bệnh về viêm đường hô hấp. Thuốc Terpin cũng có khả năng làm giảm cơn đau từ mức nhẹ đến mức tương đối nặng. 

Liều lượng sử dụng:

  • Người lớn và trẻ trên 12 tuổi uống 15 – 60mg/lần, uống lần tiếp theo sau ít nhất 4 giờ. Mỗi ngày không sử dụng quá 360mg thuốc.
  • Trẻ nhỏ dưới 12 tuổi uống 3mg/kg/ngày. Thuốc chia thành 6 liều nhỏ cho trẻ sử dụng.

Lưu ý: 

  • Với Terpin Codein, người dùng có thể gặp phải các triệu chứng khi xảy ra tác dụng phụ là: Buồn nôn, khó thở, buồn ngủ, táo bón, hoa mắt, phát ban hoặc co giật. 
  • Với loại thuốc này, những trường hợp người bệnh không thể sử dụng gồm: Bệnh nhân bị suy hô hấp, người bị ho do hen suyễn hoặc trẻ nhỏ dưới 30 tháng tuổi.
Chữa ho bằng thuốc Terpin codein
Chữa ho bằng thuốc Terpin codein

Thuốc Bromhexin

Bạn có biết người bị viêm họng nên uống thuốc gì để long đờm nhanh chóng? Trong số các loại thuốc hỗ trợ tan đờm, Bromhexin được sử dụng phổ biến nhất. Thuốc làm long đờm nhờ hoạt hóa tổng hợp Sialomucin, phá vỡ Axit Mucopolysaccharid. Đờm trong cổ họng nhờ đó dễ dàng thoát ra ngoài hơn.

Bromhexin khi đi vào cơ thể sẽ nhanh chóng phát huy dược tính, làm tan đờm, giúp cổ họng thông thoáng, dịu nhẹ. Bệnh nhân sau khi uống Bromhexin đều ghi nhận hiệu quả mà thuốc mang đến là rất tốt.

Liều lượng sử dụng:

  • Người trưởng thành và trẻ em 10 tuổi trở lên: Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 1 viên.
  • Trẻ nhỏ từ 5 – 10 tuổi: Uống Bromhexin 3 lần trong ngày, mỗi ngày uống ½ viên. 

Lưu ý: 

  • Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như: Buồn nôn, khô miệng, chóng mặt, nổi mề đay, tiêu chảy. 
  • Thuốc không sử dụng trong trường hợp phụ nữ đang cho con bú, hoặc đang trong thai kỳ 3 tháng đầu.

Thuốc Dexamethasone

Với người bệnh có các triệu chứng ho dữ dội, ho rất nặng đi kèm các cơn đau tức ngực thì Dexamethasone là sự lựa chọn hợp lý. Thuốc được các chuyên gia đánh giá có công dụng giảm ho mạnh, phát huy hiệu quả rất nhanh chóng. 

Thuốc Dexamethasone thuộc nhóm Corticosteroid. Ngoài công dụng đẩy lùi cơn ho, Dexamethasone còn có khả năng làm lành các vết viêm loét, người bệnh nhờ vậy cảm thấy dễ chịu vùng cổ họng hơn. 

Thuốc cũng được sử dụng trong các đơn thuốc điều trị một số bệnh về mắt, da, đường ruột hoặc ung thư.

Liều lượng sử dụng:

  • Ở người trưởng thành, thuốc có thể sử dụng với liều lượng từ 0,75 – 9 mg/ngày, chia nhỏ liều lượng và sử dụng mỗi lần cách nhau 6 – 12 giờ.
  • Trẻ nhỏ sử dụng từ 0,08 – 0,3 mg/kg/ngày. Thuốc chia thành các bữa nhỏ trong ngày, thời gian giữa các lần sử dụng thuốc cách 6 – 12 giờ.

Lưu ý: 

  • Trong quá trình dùng Dexamethasone, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ ở người bệnh như: Khó thở, đau bụng, buồn nôn, hoa mắt, ù tai. 
  • Bệnh nhân nếu mắc một trong số các chứng bệnh sau đây không nên sử dụng thuốc: Bệnh viêm loét dạ dày, bệnh nhiễm khuẩn nấm, tăng huyết áp hoặc đái tháo đường.
Dexamethasone được dùng nhiều trong đơn thuốc trị viêm họng
Dexamethasone được dùng nhiều trong đơn thuốc trị viêm họng

Diphenhydramin chống dị ứng

Ngoài các loại thuốc kháng sinh, tiêu viêm, giảm ho, trong đơn thuốc chữa viêm họng của người bệnh còn có thêm thuốc chống dị ứng. Thuốc có công dụng làm giảm nồng độ của Histamin – Là một chất gây ra các triệu chứng chảy nước mũi, ngứa hoặc hắt hơi.

Vì vậy, khi người bị viêm họng sử dụng đơn thuốc điều trị gặp tình trạng nổi mề đay, ngứa da hoặc mẩn đỏ, có thể dùng Diphenhydramin để giảm dị ứng hiệu quả. 

Ngoài ra, thuốc còn được sử dụng cho trường hợp người bệnh bị mất ngủ, say tàu xe hoặc bị dị ứng mãn tính.

Liều lượng sử dụng:

  • Người lớn sử dụng từ 25 – 50mg mỗi lần. Các lần uống cách nhau 4 – 6 giờ và không sử dụng uống 300mg trong ngày.
  • Trẻ nhỏ dưới 12 tuổi sử dụng 5mg/kg/ngày, lần sử dụng kế tiếp cách ít nhất 6 – 8 giờ. 

Lưu ý: 

  • Ở một số trường hợp, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ gồm: Buồn ngủ, mờ mắt, khô miệng hoặc tiểu ít. 
  • Người bệnh bị suy nhược cơ thể, bị hen, suy thận, suy gan cần cẩn trọng khi sử dụng thuốc.

Lưu ý cho người bệnh khi sử dụng đơn thuốc trị viêm họng

Bên cạnh việc quan tâm các loại thuốc chữa viêm họng hiệu quả, người bệnh cần chú ý một số điều quan trọng sau:

  • Không tự ý mua thuốc về sử dụng khi chưa được sự cho phép từ các bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh cũng không tự thay đổi liều lượng hay kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau trong quá trình sử dụng.
  • Khi uống thuốc trị viêm họng, chỉ sử dụng nước lọc. Các bạn không được uống thuốc với nước ngọt, hay các chất kích thích, tránh gây ra các phản ứng hóa học trong cơ thể.
  • Nếu trong quá trình sử dụng, bệnh nhân thấy các biểu hiện bất thường, cần lập tức liên hệ với bác sĩ điều trị để có hướng xử lý kịp thời.
  • Bệnh nhân bị viêm họng nên kết hợp ăn uống khoa học, nghỉ ngơi điều độ. Giữ tình thần vui vẻ, lạc quan để có thể đẩy nhanh quá trình bình phục cho cơ thể.

Qua bài viết thuốc chữa viêm họng này, chúng tôi đã giúp người đọc giải đáp thắc mắc bị viêm họng uống thuốc gì cho bệnh nhanh cải thiện. Để quá trình điều trị đạt kết quả tốt nhất, người bệnh cần đến cơ sở y tế thăm khám. Nghiêm túc thực hiện theo đúng phác đồ điều trị từ các bác sĩ chuyên khoa.

BÀI VIẾT HỮU ÍCH: 

The post TOP 12 thuốc chữa viêm họng tốt nhất hiện nay và lưu ý sử dụng appeared first on Bệnh viện Tai Mũi Họng Quân Dân 102.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Viêm xoang mãn tính nên ăn gì – kiêng gì để tốt cho người bệnh? Giải đáp chi tiết

Chuyển giao app Quân dân 102: Bước tiến mới của mô hình bệnh viện thông minh