Ho ra máu là dấu hiệu của bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Ho ra máu là một tình trạng nghiêm trọng, cảnh báo nhiều bệnh lý về hô hấp rất nguy hiểm. Vì thế, khi có triệu chứng ho kèm máu, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để tìm ra nguyên nhân và có cách xử lý thích hợp.
Ho ra máu là bị gì? Nguyên nhân ho ra máu
Ho ra máu là một tình trạng xảy ra khi bệnh nhân bị ho ở giai đoạn rất nặng. Lúc này, người bệnh cần cố gắng ho và khạc nhổ. Máu có thể xuất hiện khi ho lẫn với đờm hoặc nước bọt. Máu có màu đỏ tươi và có thể chuyển sang đỏ sẫm trong thời gian dài.
Thông thường, trước khi ho ra máu, người bệnh sẽ có cảm giác khó thở và hồi hộp cộng với tình trạng đau tức vùng ngực, lan ra xương ức. Ngoài ra sẽ có cảm giác ngứa cổ, lợm giọng và trong miệng có vị tanh.
Tình trạng này có thể xuất hiện do người bệnh ho quá nhiều và mạnh làm các mạch máu nhỏ bị vỡ ra dẫn tới xuất huyết. Tuy nhiên, tình trạng này có thể cảnh báo các bệnh lý rất nguy hiểm. Vậy ho ra máu là biểu hiện của bệnh gì?
Một số bệnh lý hô hấp có thể dẫn tới tình trạng ho ra máu như sau:
Bệnh lao phổi
Ho ra máu tươi là triệu chứng điển hình của bệnh lao phổi. Người bệnh có triệu chứng ho có đờm trên 2 tuần không rõ lý do. Ngoài ra, người bệnh có thể bị sốt nhẹ về chiều tối, ho ra máu tươi. Bệnh lao phổi có khả năng lây lan và gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh.
Tình trạng giãn phế quản
Giãn phế quản là biến chứng của các bệnh lý về phế quản, phổi dẫn tới tái cấu trúc đường thở và khiến phế quản mất đi tính đàn hồi.
Khi phế quản bị giãn sẽ không thể tống đờm ra ngoài cơ thể khiến phế quản bị viêm nhiễm dẫn tới tình trạng ho ra máu. Tình trạng này tuy không nhiều, có thể hết sau vài ngày nhưng thường xuyên tái phát.
Nhiễm trùng đường hô hấp
Ho ra máu cũng là biểu hiện của các bệnh lý như viêm phổi hoại tử, viêm phế quản cấp, áp xe phổi hoặc u nấm phổi. Lúc này, đường hô hấp của người bệnh bị viêm nhiễm nghiêm trọng, khó lưu thông máu dẫn tới ùn tắc vùng viêm nhiễm.
Các nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do nhiễm khuẩn huyết, cơ thể người bệnh suy nhược hoặc bị suy tim, tăng huyết áp cũng như gặp phải một số chấn thương ngoại khoa.
Ung thư phổi
Đây là bệnh lý đặc biệt nguy hiểm, diễn tiến âm thầm và đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Khi bị ung thư giai đoạn cuối, người bệnh thường có triệu chứng ho ra máu, đau tức ngực và khó thở, suy nhược cơ thể.
Ho ra máu có nguy hiểm không?
Thông thường, tình trạng ho ra máu có tính ồ ạt, người bệnh nếu không được cầm máu kịp thời có thể gây trụy tuần hoàn. Lúc này, bên cạnh dấu hiệu xuất huyết, người bệnh có biểu hiện chóng mặt, da xanh xao, suy hô hấp cấp hoặc tụt huyết áp.
Tình trạng bệnh thường diễn tiến nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, người bệnh cần có phương pháp điều trị ho phù hợp, trị dứt điểm theo chỉ định của bác sĩ.
Điều trị ho ra máu
Trong trường hợp tình trạng ho ra máu do bệnh lý, người bệnh cần chủ động thăm khám và điều trị sớm để phòng ngừa các biến chứng bệnh nguy hiểm. Trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh có thể lưu ý những vấn đề sau:
Các nguyên tắc khi điều trị
Để điều trị kịp thời, dứt điểm tình trạng bệnh lý cũng như phòng ngừa hậu quả nghiêm trọng, người bệnh cần đảm bảo các nguyên tắc điều trị bệnh sau đây:
- Cần kết hợp điều trị giữa việc cầm máu và cải thiện nguyên nhân gây bệnh.
- Phải thực hiện hồi sức thông khí và đảm bảo oxy cho bệnh nhân khi cấp cứu nếu có tình trạng suy hô hấp.
- Cần đảm bảo lượng máu và dịch bị thiếu hụt bằng cách truyền máu và truyền điện giải cần thiết.
- Người bệnh cần nghỉ ngơi, hạn chế vận động trong quá trình truyền dịch.
- Trong trường hợp người bệnh ho ra máu nặng, ồ ạt cần nằm nghiêng về bên phổi bị tổn thương.
- Sử dụng kháng sinh để phòng ngừa bội nhiễm và có thể dùng thuốc an thần liều nhẹ cho người bệnh.
Sử dụng thuốc điều trị
Các nhóm thuốc thường được chỉ định để điều trị cho bệnh nhân bị ho ra máu là:
- Nhóm thuốc giảm ho: Có thể sử dụng Terpin Codein, Neo Codion…
- Sử dụng hợp chất muối Adrenochrome trong trường hợp xuất huyết để tăng sức đề kháng cho thành mạch.
- Người bệnh cần truyền huyết tương khi có triệu chứng rối loạn đông máu.
- Truyền tiểu cầu khi cả số lượng và chất lượng tiểu cầu bị suy giảm.
- Bổ sung vitamin K nếu người bệnh bị suy gan hoặc thiếu hụt vitamin K.
- Sử dụng thuốc Tranexamic axit để chống tiêu sợi huyết trong các trường hợp người bệnh ho ra máu ồ ạt, khó cầm máu.
Người bệnh cần thông báo với bác sĩ các loại thuốc đã sử dụng, không kết hợp sử dụng nhiều loại thuốc tùy ý để tránh gây tương tác và xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn.
BẠN ĐỌC CŨNG QUAN TÂM:
Can thiệp ngoại khoa
Nếu việc sử dụng thuốc không giải quyết được tình trạng ho ra máu, các bác sĩ có thể tiến hành can thiệp ngoại khoa để cầm máu cho bệnh nhân. Các phương pháp chữa ho rau máu được áp dụng là:
- Soi phế quản ống mềm: Được sử dụng khi nghi ngờ có dị vật đường thở và bệnh lý phổi gây ho ra máu. Các bác sĩ sẽ đặt ống nội khí quản cho bên phế quản chưa tổn thương hoặc chèn ống nội soi vào vị trí có chảy máu. Sau đó tiến hành đốt điện cao tần giúp cầm máu.
- Phẫu thuật cấp cứu: Áp dụng trong trường hợp người bệnh bị chảy máu quá nhiều một bên phổi. Bệnh nhân được sử dụng phương pháp bít tắc động mạch phế quản nhưng không thể cầm máu và bệnh nhân bị trụy tuần hoàn.
Những lưu ý khi điều trị
Để cải thiện tình trạng ho xuất huyết và giúp người bệnh hạn chế được nguy cơ biến chứng bệnh, bên cạnh phương pháp điều trị, người bệnh cần lưu ý vấn đề sau:
- Người bệnh cần nghỉ ngơi, nằm yên tại chỗ và kê gối cao đầu, không vận động mạnh.
- Cần ăn thức ăn dạng lỏng, mềm, không ăn thức ăn cứng.
- Nên uống nhiều nước mát, bổ sung nước trái cây hàng ngày. Đồng thời người bệnh không sử dụng thuốc lá, hay các đồ uống như rượu bia, cà phê.
- Người bệnh cần giữ ấm cơ thể, nhất là vùng cổ.
- Luyện tập thể dục thể thao, ăn uống đảm bảo chất dinh dưỡng để tăng cường miễn dịch.
- Cần thăm khám và điều trị triệt để các bệnh lý hô hấp nếu có.
- Khi ho quá nhiều, người bệnh cần sử dụng thuốc giảm ho để hạn chế tổn thương họng gây chảy máu.
- Người bệnh không nên vận động quá sức để giảm áp lực cho phổi.
- Trong quá trình điều trị bệnh cần giữ tinh thần lạc quan, thoải mái để có thể điều trị một cách tốt nhất.
- Khi có các triệu chứng bất thường, người bệnh cần đến gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất để điều trị bệnh kịp thời.
Ho ra máu là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý về đường hô hấp rất nguy hiểm. Tình trạng này có thể gây ra các hậu quả khôn lường nếu không điều trị kịp thời. Vì thế, người bệnh cần chủ động thăm khám và điều trị bệnh, kết hợp với việc thay đổi lối sống hàng ngày để cải thiện sức khỏe.
THAM KHẢO THÊM:
The post Ho ra máu là dấu hiệu của bệnh gì? Có nguy hiểm không? appeared first on Bệnh viện Tai Mũi Họng Quân Dân 102.
Nhận xét
Đăng nhận xét